Thực trạng trẻ nhỏ lười ăn dẫn đến tình trạng trẻ kém hấp thu, suy dinh dưỡng hay nặng hơn là suy giảm hệ miễn dịch làm cho cha mẹ đứng ngồi không yên. Các bà mẹ cần phải làm như thế nào khi trẻ lười ăn? Hãy cùng đi tìm biện pháp giúp bé ăn ngon trở lại trong bài viết dưới đây!
Khi thực đơn các món ăn giống nhau một cách nhàm chán thì khẩu vị của trẻ nhỏ từ ăn ngon cũng chuyển sang không muốn ăn nữa. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp làm cho con trẻ biếng ăn.
Một trong các nguyên do phổ biến khác làm cho trẻ nhỏ biếng ăn hơn ngày thường đó là vì trẻ đang bị bệnh. Người lớn khi bị cảm, sốt nhẹ cũng đã ăn không ngon thì huống chi là trẻ con. Do đó, các bậc phụ huynh nên chú ý tới những biểu hiện hàng ngày của bé thường xuyên hơn, nếu như trẻ có dấu hiệu ho, sổ mũi, sốt nhẹ,... hãy đưa bé đi khám bác sĩ để tránh trường hợp bệnh có trở nên nguy hiểm hơn.
Món bạn thích không chắc chắn là món con trẻ muốn ăn. Dù biết rằng bạn sẽ lên thực đơn dinh dưỡng chuẩn khoa học để bé con ăn đầy đủ dưỡng chất nhưng trẻ nhỏ sẽ không đủ khả năng để nhận thức điều đó. Khi không hợp khẩu vị, bé sẽ không ăn, và bạn thì lại bắt ép bé ăn, vô tình việc đó sẽ khiến bé bị áp lực trong mỗi bữa ăn làm cho bé lười ăn còi cọc và sợ hãi việc ăn uống.
Khi trẻ ăn vặt vào bữa xế quá nhiều sẽ gây nên tình trạng no căng bụng trong bữa chính và trẻ sẽ bỏ bữa. Những món ăn vặt thường tiềm tàng nhiều nguy hại cho sức khỏe, điển hình như món ăn vặt phổ biến mà bé thích là bánh kẹo, snack, khoai tây chiên... Các món ăn này nhiều chất tạo ngọt nhân tạo, nhiều dầu mỡ và tinh bột, sẽ tác động không tốt tới thể chất và não bộ của trẻ. Nếu như ăn quá nhiều sẽ gây sâu răng, rối loạn tiêu hoá, táo bón, béo phì, loãng xương và các vấn đề về tim mạch.
Thiếu hụt các loại khoáng chất như kẽm, selen sẽ khiến bé cảm thấy không ngon miệng và lười ăn. Nếu như không được tăng cường đúng lúc dưỡng chất cần thiết, bé lười ăn trong thời gian dài sẽ gây ra suy dinh dưỡng, còi cọc, kém phát triển não bộ.
Khoảng thời gian khi con yêu bắt đầu đến trường, môi trường sống biến đổi nhanh chóng làm cho bé chưa thể thích nghi, gây ra tình trạng sợ sệt, tâm lý căng thẳng, trẻ sẽ cảm thấy không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất của trẻ.
Bởi vì trẻ quá ham chơi dẫn đến bỏ ăn là nguyên do dễ thấy nhất ở những đứa trẻ biếng ăn. Sự hời hợt trong ăn uống bởi các tác động từ bên ngoài dần sẽ thành thói quen gây ra tình trạng biếng ăn uống ở trẻ.
Tìm hiểu thêm: Sữa dành cho trẻ lười ăn
Trẻ em thường nhõng nhẽo không chịu ăn bởi vì chúng chưa thực sự đói. Vì thế, bạn không cần phải quá bắt ép, hãy gợi ý cho bé ăn khi cảm thấy đói. Bạn hãy thử nghiệm trong vài ngày liền không liên tục ép trẻ ăn. Hãy chờ đến khi tự trẻ phải nhắc đến bữa ăn của mình. Không những vậy, mẹ có thể tìm hiểu “thời gian biểu đói bụng” của bé yêu, bạn hãy cho bé ăn vào những khung giờ cố định đó. Khi đó, bạn sẽ không phải mất hàng tiếng đồng hồ để thúc bé ăn và trẻ cũng không áp lực khi ăn uống nữa.
Bạn hãy cắt giảm số bữa ăn của bé. Một đứa bé 3 tuổi thực sự không cần tới 5 bữa ăn mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho con ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé yêu ăn một quả chuối hay miếng đu đủ, để lúc sau con yêu sẽ ăn trưa một cách ngon miệng hơn.
Tuyệt đối hạn chế những bữa ăn vặt của bé. Bạn nên quan sát thử xem liệu con có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của bé yêu.
Hãy thiết kế thực đơn dinh dưỡng theo tuần cho trẻ nhỏ thật đa dạng và hấp dẫn. Nếu mỗi ngày bạn cũng chỉ làm cho trẻ món thịt kho trứng, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi bé không muốn ăn. Nếu hôm sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít nhất thì con cũng hứng thú khi ăn hơn rất nhiều!
Đừng thúc ép trẻ ăn món mà con không thích. Thay vì ép bé ăn thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu trẻ sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho trẻ ăn thêm trái cây hay uống nước ép để tăng cường chất xơ.
Bạn đừng bón cho bé, hãy để bé tự xúc ăn. Đa số trẻ nhỏ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi vì sợ bé lười ăn, dần dần trẻ nhỏ nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, không khác gì gội đầu hay uống thuốc, vì cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, cũng như chơi một trò chơi vậy.
Hãy để con cùng bạn tham gia nấu nướng. Trẻ sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.
Trẻ nhỏ không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của trẻ, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước khi con ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà trẻ rất ghét trở nên ngon hơn.
Cỏ thể bạn quan tâm: Sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi